Theo đó, hội thi trao giải cho 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích. Đơn vị có sáng kiến tham gia nhiều nhất là Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Đặt biệt, 2 sáng kiến đạt giải nhất và giải nhì nhận được tài trợ với số tiền 46 triệu đồng và 30 triệu đồng lần lượt thuộc về sáng kiến “Gendertones” của nhóm sinh viên khoa Marketing – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và sáng kiến “Beyond Genders” của nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Ông Đào Ngọc Ninh, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế - Xã hội - Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) cho biết, thông qua dự án, những sáng kiến của thanh niên, sinh viên sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam thông qua tăng cường tham gia của học viên trong việc giải quyết định kiến giới, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các định kiến giới.
Đây là một cuộc thi vô cùng bổ ích và lành mạnh, hỗ trợ các bạn trẻ tiếp cận kiến thức liên quan đến bình đẳng giới, thúc đẩy khả năng sáng tạo, thể hiện ý kiến của bản thân về vấn đề giới, từ đó góp phần vào công cuộc tuyên truyền, thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết định kiến giới trong xã hội.
Tọa đàm “Truyền thông và bình đẳng giới – Truyền trúng để hiểu sâu”
Bên cạnh đó, tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả là các đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông; nhà quản lý doanh nghiệp truyền thông và các nhà báo trực tiếp tham gia tác nghiệp, sáng tạo tại các cơ quan báo chí trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Sinh viên đặt câu hỏi với các khách mời chương trình
Nội dung tọa đàm tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá thực trạng các phương diện định kiến giới trong hoạt động truyền thông như nội dung thông điệp tác phẩm báo chí, quảng cáo, phim ảnh, sự kiện, nhân sự, công tác tổ chức, quản lý...; đưa ra những nguyên nhân cũng như bàn luận các giải pháp để giảm thiểu định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua các hoạt động truyền thông - báo chí hiện nay.
XUÂN QUỲNH - THANH HOA